Thứ 4 vừa qua Facebookcông bố không chỉ 50 triệu mà có tới 87 triệu tài khoản bị đánh cắp dữ liệu cá nhân thì Cambridge Analytica lại cho rằng chỉ có 30 triệu trong tổng số này bị ảnh hưởng.
Thế nhưng sau tất cả, cả Facebook và Cambridge Analytica lại đổ tội cho bên thứ 3 khác là Công ty Nghiên cứu Khoa học Toàn cầu (GSR). Trong một email của Cambridge Analytica có viết: "Như đã được nêu rõ trong hợp đồng của chúng tôi với công ty nghiên cứu GSR, chúng tôi đã được cấp phép để được nhận dữ liệu của không quá 30 triệu người".
GSR - Công ty thứ 3 đã bị lôi vào cuộc
Phía Facebook cũng cho rằng bị GSR đánh lừa bằng cách thông qua ứng dụng cá nhân để thu thập dữ liệu trên nền tảng của mình. Facebook đã ước tính tác động tối đa việc lạm dụng dữ liệu có thể cao hơn nhiều so với thực tế.
Trong một cuộc họp với báo chí, CEO Mark Zuckerberg cho biết công ty đã ước tính số lượng người bị ảnh hưởng bằng cách đưa ra giả định nếu mỗi người dùng đều tải xuống ứng dụng GSR thì bạn bè của người đó cũng bị thu thập dữ liệu. Zuckerberg nói thêm: "Chúng tôi chắc chắn rằng con số đó không quá 87 triệu".
Facebook bào chữa thêm là trên thực tế sự rò rỉ dữ liệu diễn ra vào năm 2015, sau đó công ty đã cấm ứng dụng thu thập và yêu cầu GSR, Cambridge Analytica chứng minh rằng đã xóa dữ liệu. Tuy nhiên, những báo cáo của cựu nhân viên Christopher Wylie hồi tháng 3 vừa qua trên tờ New York Times và Observer đã làm vỡ lở các thông tin tưởng như "đã ngủ yên" này.
" alt=""/>Ngưng đấu đá, Facebook và Cambridge Analytica lại đổ lỗi ăn cắp dữ liệu cho một công ty thứ 3Intellifusion là công ty về AI đã cung cấp cho cảnh sát Thâm Quyến dịch vụ hiển thị hình ảnh của những người vi phạm luật lệ giao thông trên các màn hình LED cỡ lớn tại nhiều giao lộ. Hiện tại công ty này đang đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ di động và các mạng xã hội như WeChat và Sina Weibo để phát triển hệ thống gửi tin nhắn cá nhân tới người vi phạm ngay sau khi họ có hành động trái pháp luật, theo thông tin được cung cấp bởi Wang Jun, Giám đốc giải pháp Marketing của Intellifusion. “Vi phạm luật lệ giao thông như qua đường không theo tín hiệu đèn giao thông là vấn nạn đang diễn ra trên khắp Trung Quốc và khó có thể được giải quyết bằng cách yêu cầu nộp phạt hoặc đăng tải hình ảnh. Chúng tôi đang hướng tới sự kết hợp của công nghệ và tâm lý học, nhằm giảm tải các hành vi phạm luật và hạn chế tái phạm.”, Wang Jun cho biết.
![]() |
Theo ông Paul Lee, với đặc tính của một hệ điều hành mã nguồn mở, nền tảng Android tiềm ẩn nhiều lỗ hổng và rủi ro không chỉ đối với người dùng mà còn đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Trước những thủ đoạn tấn công tinh vi và biến hóa không ngừng, các giao dịch ngân hàng qua ứng dụng di động rất dễ bị gián đoạn và có nguy cơ rò rỉ thông tin khách hàng; gây ra tổn thất không nhỏ đến doanh thu và uy tín của doanh nghiệp. Nhằm cung cấp một môi trường Android an toàn cho hoạt động doanh nghiệp, giải pháp DxShield của SSQGlobal với công nghệ mã hóa tiên tiến sẽ mang lại lớp bảo mật toàn diện một cách đơn giản mà hiệu quả.
![]() |
Khác với các giải pháp bảo mật truyền thống được phát triển dưới dạng SDK (Software Development Kit – Bộ công cụ phát triển phần mềm) khó khăn và phức tạp trong việc triển khai, DxShield là công nghệ đóng gói và cung cấp dưới dạng Cloud-based Service, tập tin mã nguồn (APK file) được tải lên môi trường cloud, hoàn thiện quá trình bảo vệ (Shielding) và tải xuống file APK mới đã được tích hợp các công cụ bảo vệ. Toàn bộ quy trình triển khai chỉ gói gọn trong vòng 10 phút (tùy thuộc vào dung lượng tập tin)
" alt=""/>Sự bùng nổ và thách thức trong bảo mật ứng dụng ngân hàng di động